Các nhiệm vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và cải thiện các chỉ số PAR, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh Bình Thuận trong năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 497/KH-UBND ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc nâng cao năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và cải thiện các chỉ số PAR, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh trong năm 2024.. Vừa qua, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch Thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và cải thiện các chỉ số PAR, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh Bình Thuận trong năm 2024 với các nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá TTHC năm 2024 theo kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND huyện. Trong đó: Tập trung rà soát, đề xuất đơn giản hóa các TTHC thực hiện không hiệu quả; loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không hợp lý; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai có nội dung thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có; rà soát, đề xuất tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

- Kịp thời cung cấp quy trình điện tử và tham mưu UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt quy trình điện đúng thời gian quy định (05 ngày sau khi có Quyết định công bố của UBND tỉnh).

- Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đảm bảo nguyên tắc 100% hồ sơ TTHC của cơ quan, đơn vị, địa phương phải được tiếp nhận tại bộ phận một cửa và được cập nhật, luân chuyển, giải quyết trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

- Thực hiện nghiêm việc công khai TTHC với các hình thức theo đúng quy định.

- Công khai các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, quy định mới và hướng dẫn thực hiện đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước, của ngành, địa phương (công khai ngay sau khi ban hành). Hình thức công khai: (1) Trên trang thông tin điện tử của huyện; (2) Tại trụ sở UBND cấp xã và trụ sở thôn, khu phố.

- Công khai các kế hoạch, tiêu chuẩn về tuyển dụng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của huyện (công khai ngay sau khi ban hành kế hoạch đến hết đợt tuyển dụng nếu có). Hình thức công khai: Trên trang thông tin điện tử của huyện.

- Công khai tiêu chuẩn bình xét hộ nghèo, danh sách hộ nghèo; kết quả bình xét hộ nghèo kèm theo danh sách hộ bình xét đạt, chưa đạt, lý do chưa đạt (công khai liên tục trong năm). Hình thức công khai: Tại trụ sở UBND cấp xã và trụ sở thôn.

- Công khai thu, chi ngân sách cấp xã; việc minh bạch trong lập sổ sách theo dõi đối với các khoản đóng góp của nhân dân (trong năm thực hiện dự toán ngân sách). Hình thức công khai: Tại trụ sở UBND cấp xã và trụ sở thôn.

- Công khai các nội dung người dân tham gia góp ý, giám sát xây dựng các công trình tại địa phương có vốn huy động từ các khoản đóng góp trực tiếp của người dân và hình thức đóng góp. Công khai các khoản phí mà mỗi hộ gia đình phải đóng cho chính quyền ở địa phương trong một năm. Hình thức công khai: Tại trụ sở UBND cấp xã và trụ sở thôn.

- Công khai chính sách bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 06 tuổi; lợi ích của chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân (công khai thường xuyên trong năm). Hình thức công khai: Tại trụ sở UBND cấp xã và trụ sở thôn.

- Phân công trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt để giảm thiểu tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn.

- Định kỳ hằng tuần tổ chức rà soát, theo dõi tình hình giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hẹn. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, luân chuyển và xử lý hồ sơ TTHC trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Thực hiện đồng bộ, kịp thời giữa giải quyết hồ sơ trên hệ thống phần mềm và hồ sơ thực đã giải quyết, khắc phục tình trạng kết thúc quy trình xử lý hồ sơ điện tử trước hoặc sau ngày có kết quả giải quyết TTHC.

- Tổ chức khắc phục có hiệu quả các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra qua kết quả
khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh, kiến nghị; tổ chức đối thoại định kỳ với người dân và doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC.

- Phải có khẩu hiệu hành động, gắn với xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức giải quyết hồ sơ trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đã triển khai và áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến trong giải quyết các TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính. Nghiên cứu, bố trí lực lượng tại bộ phận một cửa huyện, cấp xã để hỗ trợ, hướng dẫn người dân cách thao tác, nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến.

- Có giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân lựa chọn hình thức chứng thực điện tử khi giải quyết TTHC chứng thực bản sao từ bản chính (đảm bảo nguyên tắc 100% UBND cấp xã có triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính).

- Chủ động rà soát quỹ đất công do Nhà nước quản lý đang sử dụng chưa đúng mục đích hoặc sử dụng không có hiệu quả; xây dựng phương án thu hồi và tạo quỹ đất sạch để đấu giá và kêu gọi đầu tư đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và tôn trọng quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp qua nhiều hình thức nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất, kịp thời giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền được giao. Trường hợp phát hiện những bất cập trong quy định pháp luật cần kịp thời đề xuất tới các cơ quan có thẩm quyền để chỉnh sửa cho phù hợp. Công khai kết quả theo dõi, giám sát quá trình xử lý sau đối thoại với doanh nghiệp. Tập trung thực hiện tốt các giải pháp như: Phát triển hạ tầng, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; phát triển nguồn nhân lực; hình thành các chuỗi giá trị; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số; đổi mới, chuyển giao công nghệ, phát triển thương hiệu và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp...

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác cải cách hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Tổ chức đánh giá, nhân rộng các sáng kiến, mô hình mới và các giải pháp có tính đột phá để nâng cao hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện cải cách hành chính; hằng năm, phải có ít nhất 01 sáng kiến về cải cách hành chính để áp dụng, nhân rộng trong phạm vi toàn huyện.

 

          Văn Vương

  • Nhân giống lươn mang lại kinh tế khá
  • Vui mùa lúa mới
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang