Các nhiệm vụ để khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế để cải thiện kết quả đánh giá chỉ số PAPI năm 2024 của tỉnh

Thực hiện Công năn số 1453/UBND-NCKSTTHC ngày 23/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc chỉ đạo khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế để cải thiện kết quả đánh giá chỉ số PAPI năm 2024 của tỉnh. Vừa qua, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế để cải thiện kết quả đánh giá chỉ số PAPI năm 2024 với các nhiệm vụ như sau:

- Công tác chỉ đạo, quán triệt

+ Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, vận động, cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức chính trị, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hành chính công đối với phục vụ người dân và hiệu quả quản lý nhà nước của cấp chính quyền. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc cải thiện chỉ số PAPI trên lĩnh vực của ngành theo dõi, quản lý.

+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến tại cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức thích hợp như phổ biến qua các hội nghị; trang thông tin điện tử; hệ thống truyền thanh và các hình thức thích hợp khác… cho người dân dễ dàng tiếp cận, đảm bảo người dân hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan đến đời sống thường ngày.

- Tăng cường sự tham gia của người dân đối với chính quyền tại cơ sở

+ Phổ biến đầy đủ, kịp thời các chính sách, quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến đời sống của người dân; phổ biến giúp người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Luật số 10/2022/QH15 của Quốc hội về thực hiện dân chủ ở cơ sở, các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát. Thông tin tuyên truyền và vận động người dân hiểu biết và tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể, hội, nhóm câu lạc bộ tự lập.

+ Thông tin tuyên truyền để người dân biết về các chức danh vị trí lãnh đạo quản lý tại huyện, xã, thị trấn (các chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN,...).

+ Phổ biến cho người dân biết rộng rãi về các vị trí quy định phải bầu cử và người dân phải trực tiếp tham gia bầu cử, bỏ phiếu kín, như: Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu HĐND các cấp, Trưởng thôn/khu phố... và thông tin đầy đủ kịp thời các ứng viên đã được trúng cử vào các vị trí dân bầu theo quy định.

+ Thực hiện đúng, đầy đủ quy định về lấy ý kiến người dân trong tổ chức họp dân để bàn về các chủ trương xây mới, tu sửa các công trình công cộng tại địa bàn khu dân cư để người dân được bàn tham gia ý kiến.

- Thực hiện các quy định về công khai minh bạch

+ Công khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh và của địa phương khi đã được ban hành: tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương.

+ Thực hiện điều tra, rà soát, bình xét và công nhận đối tượng hộ nghèo hàng năm theo đúng quy định; đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian, cách thức thực hiện và đối tượng. Thực hiện công khai danh sách hộ nghèo trên bảng niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa cấp xã và tại trụ sở thôn, khu phố,… đảm bảo quy định về thời gian công khai, nội dung công khai, địa điểm công khai (kể cả công khai danh sách không được đưa vào diện hộ nghèo và nêu lý do).

+ Thực hiện đúng, đủ quy định về công khai, minh bạch thu – chi ngân sách cấp xã, các khoản tiền công huy động đóng góp tự nguyện từ dân, bảo đảm việc niêm yết công khai cụ thể, thuận lợi để dân được biết, dễ dàng tiếp cận và giám sát (trên bảng niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, trụ sở thôn, khu phố).

+ Thực hiện công khai Quyết định, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảng giá đất nhà nước, giá đất đền bù đối với các dự án phải giải toả, đền bù, thu hồi đất; các dự án phải thu hồi đất và các hộ bị ảnh hưởng do giải phóng mặt bằng của dự án tại địa phương (công khai ngay sau khi cấp có thẩm quyền ban hành). Trên trang thông tin điện tử của huyện và tại trụ sở UBND cấp xã (đối với các quy định dự án thực hiện tại các địa phương).

 + Công khai minh bạch nhu cầu tuyển dụng, các bước quy trình thi tuyển công chức cấp xã bằng hình thức cạnh tranh theo vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao để nhân dân biết, giám sát.

+ Công khai minh bạch các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Một cửa các cấp và công khai trên Trang thông tin điện tử của huyện.

+ Công khai địa chỉ đường dây nóng, họp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức.

- Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân

+ Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền các cấp theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định 134/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng.

+ Thực hiện tốt quy định về tiếp công dân định kỳ và đột xuất; thường xuyên tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với nhân dân để giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh của nhân dân. Thực hiện đúng quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để các vụ việc khiếu nại tồn đọng kéo dài, khiếu nại vượt cấp.

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, tận tụy trong tiếp xúc, trao đổi và giải quyết các đề xuất kiến nghị, khó khăn, khúc mắc của người dân ở cơ sở.

          - Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

          + Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các văn bản có liên quan về phòng chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị, địa phương biết thực hiện.

          + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, kiểm tra công vụ, việc giải quyết thủ tục hành chính, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý trách nhiệm các trường hợp vi phạm. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách; công khai đầy đủ kịp thời kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng (nếu có) ở địa phương mình theo đúng quy định.

          - Nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính

+ Tổ chức thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ hành chính cho tổ chức, cá nhân; cải thiện nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc.

+ Quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành đúng quy định về thành phần hồ sơ, quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; nghiêm cấm yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thêm các thành phần hồ sơ, thực hiện thêm quy trình không đúng theo quy định; không được nhận thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.

+ Nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp và giải quyết hồ sơ trực tuyến một phần, toàn trình và thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ Bưu chính công ích của các cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt.

- Cải thiện chất lượng các dịch vụ công thiết yếu ở cấp cơ sở

+ Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế, nâng cao tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế; tuyên truyền rộng rãi với nhiều hình thức về chính sách và tác dụng của bảo hiểm y tế đối với người dân và đối với trẻ em dưới 06 tuổi.

+ Cải thiện chất lượng dạy học của giáo dục tiểu học công lập; nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, giáo viên trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân và dạy học cho học sinh.

+ Phát huy tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, từng bước nhựa hóa bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn để phục vụ tốt hơn nhu cầu đời sống của nhân dân.

+ Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; nhân rộng các mô hình “Tự quản, tự phòng” và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư.

          - Cải thiện điều kiện môi trường

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện tốt dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nước thải và cung cấp nước sạch trong sinh hoạt của người dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả về Quản trị điện tử

+ Công khai đầy đủ, kịp thời các thông tin, thủ tục hành chính và các Biểu mẫu kèm theo trên Trang thông tin điện tử huyện và hướng dẫn người dân địa chỉ truy cập, khai thác sử dụng.

+ Phổ biến, tuyên truyền đến người dân được biết và khai thác thông tin trên Trang thông tin điện tử huyện. Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử huyện.

 

          Văn Vương

  • Nhân giống lươn mang lại kinh tế khá
  • Vui mùa lúa mới
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !