Khảo sát, đánh giá định kỳ nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện

Vừa qua, đoàn công tác của huyện đã có chuyến khảo sát, đánh giá định kỳ nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện. Đoàn công tác gồm có bà Lê Thị Bích Liên – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam; ông Lê Công Thức - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện; đại diện lãnh đạo một số phòng ban của huyện; lãnh đạo Đồn Biên phòng Tân Thành; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền 3 xã Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý; cùng đại diện 03 Hội cộng đồng ngư dân đồng thực hiện quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản tại huyện.

Được sự hỗ trợ phương tiện của Kiểm ngư tỉnh Bình Thuận, đoàn công tác đã ra thực tế các điểm đánh dấu khu vực biển được giao quyền đồng quản lý của các Hội cộng đồng ngư dân các xã: Tân Thành, Tân Thuận và Thuận Quý để kiểm tra, khảo sát. Tại các điểm khảo sát, bà Lê Thị Bích Liên – Tỉnh Ủy viên, Bí thư huyện ủy, cùng đoàn công tác đã nghe đại diện Hội cộng đồng báo cáo một số kết quả của quá trình thực hiện mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xem một số loại thủy sản đang được bảo vệ, khôi phục và phát triển tại các vùng quản lý như: Sò lông, Sò Mai, San hô mềm... Qua khảo sát, Bí thư huyện ủy đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các Hội cộng đồng ngư dân tại địa phương đã thực hiện được nhiều công việc theo đề án “Thúc đẩy trao quyền và xây dựng năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ven biển tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận” và mang lại kết quả thiết thực. Yêu cầu, thời gian tới, các ngành chức năng của huyện cần tăng cường công tác phối hợp theo quy chế đã ký kết giữa các bên liên quan, để hỗ trợ Hội cộng đồng trong công tác tổ chức và triển khai các hoạt động liên quan; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng ngư dân về mục đích, hiệu quả của mô hình để ngư dân từng bước phát triển nghề biển một cách bền vững, tuân  thủ quy định của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác phối hợp tuần tra, xử lý vi phạm thủy sản. Đồng thời động viên người dân thường xuyên theo dõi, nắm thông tin, kịp thời báo cáo lực lượng chức năng khi phát hiện vi phạm. Hội cộng đồng tiếp tục triển khai tốt các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quản lý tốt các cụm chà đã thả; liên kết chặt chẽ giữa các Hội cộng đồng ngư dân nhằm hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau trong các hoạt động. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và các quy định của Luật Thủy sản trong quá trình quản lý, khai thác trong vùng quản lý, cũng như các vùng biển lận cận. Đặc biệt là tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống khai thác, đánh bắt thủy sản trái phép, không theo quy định, không khai báo. 

Từ năm 2019 – 2023, huyện Hàm Thuận Nam đã triển khai đề án “Thúc đẩy trao quyền và xây dựng năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bềnh vững nguồn lợi thủy sản ven biển tại huyện Hàm Thuận Nam”. Qua đó ngành chức năng của huyện đã phối hợp cấp phát 1.000 tờ rơi và 100 cuốn tài liệu tuyên truyền cho ngư dân các xã vùng biển của huyện và một số địa phương khác. Phối hợp tổ chức 11 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng. Hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị cho 03 Hội cộng đồng. Hỗ trợ xây dựng và vận hành được 3 Quỹ sinh kế với tổng số vốn đạt 440 triệu đồng, triển khai cho 578 hộ ngư dân vay để triển khai các hoạt động phát triển sản xuất, thủy sản, dịch vụ nhỏ lẻ. Trong thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, các Hội cộng đồng đã tổ chức thả 63 cụm rạn nhân tạo để đánh dấu vùng biển thực hiện đồng quản lý, ngăn chặn hoạt động của các nghề cấm nhất là lưới kéo, lờ đây, tạo nơi sinh sống, sinh sản cho nguồn lợi thủy sản, làm cơ sở để triển khai xây dựng các mô hình sinh kế cho ngư dân. Riêng Hội cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý đã thả được 112,4 tấn Sò lông con để phục hồi, tái tạo nguồn lợi. Các Hội cộng đồng đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm ngư, Biên phòng tuần tra bảo vệ nguồn lợi trên biển, bình quân 35 lần/Hội/năm; xã Tân Thuận đã thành lập Đội giám sát cộng đồng IUU với 53 thành viên tham gia. Thông qua các hoạt động, đã giúp ổn định môi trường sống, nguồn lợi thuỷ sản được phục hồi, phát triển, tăng sản lượng khai thác bên trong vùng bảo vệ và tại các vùng lân cận. Sản lượng đánh bắt tăng lên rõ rệt (năm 2021 sản lượng hải sản khai thác đạt 2.700 tấn, năm 2023 đạt 2.880 tấn, tăng 106,7%), đời sống của ngư dân vùng biển được cải thiện hơn. Riêng Hội cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý đã tổ chức được 02 đợt khai thác Sò lông, thu về 30,7 triệu đồng. Các hoạt động khai thác hủy diệt trong vùng biển thực hiện đồng quản lý so với trước đây có xu hướng giảm. Cùng với đó, tổ chức cộng đồng ngày càng được hoàn thiện và mở rộng, thu hút thêm thành viên tham gia vào Hội, đến nay đã kết nạp được 290 hộ tham gia hội viên.

anh tin bai

 

Ngọc Phu

  • Nhân giống lươn mang lại kinh tế khá
  • Vui mùa lúa mới
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập