Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lươn đồng

Từ nhiều năm nay, nông dân xã Hàm Mỹ huyện Hàm Thuận Nam đã biết tận dụng diện tích đất sau nhà xây bể và lợi thế nguồn nước, thức ăn cá tạp để phát triển nuôi các loài thủy sản nước ngọt, có giá trị kinh tế cao: Mô hình nuôi lươn không bùn, nuôi cá chình bông trong bể xi măng,… nhằm tăng thu nhập cho gia đình do lợi nhuận rất tốt, nhất là mô hình nuôi lươn thương phẩm.

Mặc dù nghề nuôi lươn thương phẩm đã được nông dân ứng dụng hơn 4 năm, nhưng nguồn lươn giống vẫn phụ thuộc vào các tỉnh khác hoặc từ tự nhiên và thời gian thả giống phụ thuộc vào mùa vụ, cách đánh bắt lươn giống chưa phù hợp dẫn đến việc khai thác lươn giống tận thu tận diệt, khai thác không gắn liền với công tác bảo vệ hay tái tạo nên sản lượng lươn ngoài tự nhiên suy giảm trầm trọng; chất lượng con giống không đảm bảo, không đồng đều và dễ nhiễm bệnh trong quá trình nuôi.

Là nông dân ngụ tại thôn Phú Khánh, xã Hàm Mỹ, ông Đặng Minh Hiệp với bản tính siêng năng, cần cù ham học hỏi và mạnh dạn ứng dụng cái mới vào sản xuất. Thấu hiểu nổi vất vả của người nuôi lươn khi phải mua giống tự nhiên, tỷ lệ sống lươn nuôi không cao và phải phụ thuộc vào mùa vụ; cũng như con giống từ các tỉnh khác nên đã nung đúc ý nghĩ sản xuất giống lươn để thay thế lươn giống tự nhiên và chủ động tại chỗ.

Trong năm 2022, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp đã triển khai đề tài khoa học công nghệ: Mô hình sản xuất giống lươn đồng Monopterus albus (Ziuew, 1793) tại huyện Hàm Thuận Nam, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật tận tình của cán bộ Trung tâm cộng với sự đam mê và lòng quyết tâm, ông Hiệp đã mạnh dạn đứng ra thực hiện.

Sau 5 tháng thực hiện, với qui mô 500 m2 thả 400 kg lươn bố mẹ, mô hình sản xuất giống đã xuất bán được 50.000 con lươn giống, trừ các chi phí ban đầu lợi nhuận đạt trên dưới 116.000.000 đồng và còn đàn lươn bố mẹ cộng với các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất lươn giống. Đến nay, mô hình sản xuất giống lươn của ông Đặng Minh Hiệp đã phát triển 20 bể với diện tích 600 m2 với năng lực sản xuất hơn 100.000 lươn giống trên năm, nhằm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trong thời gian tới.

Mô hình sản xuất giống lươn đồng còn được nông dân nhiều xã lân cận của huyện cũng như: Thuận Quý, Tân Thành, Mương Mán,.. các huyện bạn như Phan Thiết, La Gi, Hàm Thuận Bắc,… tham quan học tập và đặt con giống nuôi trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong nhiệm vụ của đề tài, còn xây dựng mối liên kết giữa cơ sở sản xuất giống đến hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm và bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cao và ổn định cho nông dân. Ngoài ra còn là nơi chia sẻ kinh nghiệm với nông dân khác. Trong số nông dân đến học tập đã có người mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất.

Mặc dù số lượng cung cấp lươn giống chưa đủ so với nhu cầu lươn giống hiện nay, nhưng cũng đã nói lên được đam mê sáng tạo và biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông dân huyện nhà. Đồng thời, mô hình thành công với hiệu quả cao thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện trong công tác chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện trong những năm qua theo hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới mô hình sản xuất giống lươn được nhân rộng trong nhân dân để đáp ứng đủ số lượng lươn giống chất lượng cho nông dân nuôi lươn, cũng như góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

Mô hình này rất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. Đồng thời tác động tích cực đến nhận thức của người dân xung quanh tạo tiền đề để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

anh tin bai
anh tin bai

Trương Khoa

  • Nhân giống lươn mang lại kinh tế khá
  • Vui mùa lúa mới
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập